Trên thị trường hiện nay có hai hình thức cho vay phổ biến nhất đó là vay thế chấp và vay tín chấp. Trong đó vay tiền thế chấp sẽ có hạn mức vay rất cao, vì vậy có thể đáp ứng được nhu cầu tài chính lớn của người vay. Hơn nữa mức lãi suất của hình thức vay này cũng rất hợp lý, vì vậy nó đã và đang phổ biến hơn các hình thức vay khác
1. Vay thế chấp là gì
Vay thế chấp là một hình thức cho vay trả góp mà khi đó khách hàng sẽ được cấp hạn mức cho vay cao dựa trên tài sản dùng để thế chấp như bất động sản, sổ đỏ sổ hồng, ô tô hoặc bất kỳ tài sản có giá trị khác.
Mặc dù trên thực tế có một số người cho rằng quy trình vay nhanh thế chấp có thể là một vấn đề khá đau đầu, tuy nhiên những khoản vay này có thể giúp giải quyết được những vấn đề tài chính đang gặp phải. Vay theo hình thức thế chấp có thể dành cho những người đi vay có mức thu nhập thấp hoặc thậm chí những người có nguồn tài chính lớn. Nói một cách khác, khoản vay vốn thế chấp sẽ tồn tại dưới dạng hồ sơ giấy tờ và cam kết và sử dụng tài sản nào đó để đảm bảo cho khoản vay. Khi được ngân hàng cho vay thì tài sản dùng để thế chấp khoản vay vẫn thuộc quyền sở hữu của người vay nhưng ngân hàng sẽ giữ giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản của người đi vay. Khách hàng có thể đăng ký vay với nhiều mục đích khác nhau như để mua nhà, mua xe hoặc phát triển kinh doanh…
2. Đặc điểm của vay thế chấp tại ngân hàng
Có thể nói đây là hình thức cho Findo vay tiền truyền thống từ lâu của các ngân hàng thương mại và nhà nước, vay vốn thế chấp nổi bật với một số đặc điểm sau:
- Tài sản thế chấp vẫn thuộc quyền sở hữu của người đi vay, ngân hàng chỉ giữ các giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản đó.
- Ngân hàng chấp thuật nhiều loại tài sản đảm bảo, chỉ cần người vay sở hữu tài sản có giá trị như sổ đỏ sổ hồng, ôtô, bất động sản, thiết bị,…. là có thể đăng ký hồ sơ để vay vốn.
- Thời gian thường linh hoạt và phụ thuộc theo nhu cầu vay tiền của người đi vay, có thể kéo dài lên đến trên 25 năm. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực trả nợ vay.
- Lãi vay ngân hàng theo hình thức thế chấp sẽ thấp hơn rất nhiều so với vay tín chấp. Cụ thể khi vay tín chấp người vay phải chấp nhận mức lãi suất khoảng trên 15%/năm, thì lãi suất thế chấp trung bình chỉ từ khoảng 7%/năm.
- Hạn mức vay cao, lên đến 70%-100% giá trị của tài sản đảm bảo. Do đó, đây là hình thức vay rất phù hợp với những khách hàng cần số vốn vay lớn để kinh doanh hoặc đầu tư.
Nhìn chung, mỗi ngân hàng sẽ có thêm một số yêu cầu khác ngoài tài sản đảm bảo để hồ sơ được bảo đảm và xét duyệt dễ dàng hơn. Tuy nhiên tài sản mà người vay dùng để thế chấp để vay sẽ được ngân hàng tiến hành kiểm định và thẩm định giá trị trước khi cho vay.
3. Ưu điểm của hình thức vay thế chấp tại ngân hàng
Hạn mức vay cao
Hạn mức vay kiểu thế chấp sẽ được ngân hàng xét duyệt cho vay có hạn mức rất cao, có thể lên tới trên 70% giá trị tài sản giúp người vay có đủ nguồn tiền để thực hiện các kế hoạch của bản thân. Cũng có nghĩa khi người vay có tài sản có giá trị càng cao thì sẽ vay được càng nhiều.
Lãi suất thấp
Lãi suất là ưu điểm lớn nhất và nổi bật nhất của hình thức vay này khi so sánh với các gói vay tín chấp. Mức lãi suất vay vốn tại ngân hàng được đánh giá là khá thấp, sẽ giao động từ 5%/năm đến 12%/năm và được tính khoản vay dựa trên dư nợ giảm dần.
Thời hạn trả góp lên tới 25 năm
Các hình thức vay bằng sổ đỏ sổ hồng… có thời hạn vay trả góp lên tới 25 năm. Điều này sẽ giúp khách hàng có thể chủ động khoản thanh toán và có kế hoạch sử dụng nguồn vốn hiệu quả và có phương án trả nợ tốt nhất.
Trả góp linh hoạt
Nếu như đối với hình thức vay tín chấp người vay cần trả tiền mỗi tuần hoặc mỗi tháng thì với các gói vay tiền thế chấp, người vay có thể chọn phương án trả nợ theo tháng, theo quý hoặc theo năm, rất linh hoạt. Điều này giúp người vay có thể chủ động hơn, tránh các tình huống trả chậm dẫn đến phát sinh phí hoặc nợ xấu.
4. Nhược điểm của hình thức vay tiền thế chấp
Có nhiều ưu điểm nhưng cũng có một số nhược điểm mà người vay cần nắm để có phương án vay phù hợp, cụ thể như:
- Vay thế chấp đòi hỏi người vay cần có tài sản dùng để thế chấp như nhà đất, xe, hay tài sản có giá trị.
- Sau khi dùng tài sản để thế chấp tài sản sẽ vẫn thuộc quyền sở hữu của người vay, tuy nhiên nếu người vay không có khả năng trả nợ cho ngân hàng thì tài sản sẽ chuyển cho ngân hàng sở hữu.
- Mất nhiều thời gian để thẩm định tài sản nên thời gian xét duyệt hồ sơ vay tiền cũng kéo dài với nhiều thủ tục.
5. Các hình thức cho vay tiền thế chấp tài sản phổ biến
5.1 Vay thế chấp sổ đỏ hoặc sổ hồng
Vay tiền thế chấp bằng webvay sổ đỏ hoặc vay thế chấp sổ hồng là gói vay vốn ngân hàng mà tài sản dùng để thế chấp là sổ đỏ nhà đất hoặc sổ hồng… Vay vốn thế chấp sổ đỏ/sổ hồng ngân hàng là hình thức vay vốn nhanh có hạn mức vay cao nhất và có thời hạn trả góp tiền lâu nhất. Người vay sẽ đăng ký vay tiền để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như mua sắm, đầu tư, xây dựng, du lịch, khám chữa bệnh….
Hạn mức vay tiền sẽ phụ thuộc vào giá trị đã được ngân hàng thẩm định của mảnh đất có sổ đỏ/sổ hồng đang đứng tên. Quy trình vay tiền thế chấp sổ đỏ/sổ hồng hiện nay đã được rút ngắn đáng kể, cụ thể sẽ có những bước như sau:
- Ngân hàng tiếp nhận yêu cầu vay vốn: Chuyên viên quan hệ khách hàng của ngân hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ yêu cầu vay vốn của người vay, đồng thời sẽ kiểm tra xem hồ sơ đã đầy đủ hay chưa và sẽ hướng dẫn người vay bổ sung đầy đủ.
- Thẩm định giá trị tài sản: Tài sản đảm bảo của người vay sẽ được nhân viên ngân hàng khảo sát để thẩm định giá trị thực có của tài sản. Hạn mức của gói vay tiền sẽ được căn cứ vào giá trị của tài sản dùng để thế chấp, tỷ lệ vay se thường ở mức 80%. Quá trình định giá tài sản này sẽ đảm bảo và được thực hiện bởi bộ phận thẩm định chuyên nghiệp của ngân hàng hoặc cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ của bên thứ 3 khi cần.
- Thực hiện thủ tục vay: Sau khi đã thỏa thuận đồng ý được các điều khoản vay liên quan về thời hạn vay tiền, lãi suất vay nhanh thế chấp ngân hàng, hạn mức cho phép,… người vay sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vay tiền thế chấp để hoàn tất thủ tục vay tiền ngân hàng thế chấp sổ đỏ hoặc sổ hồng. Toàn bộ quá trình này sẽ cần sự chứng kiến và xác nhận bởi những người có thẩm quyền.
- Đăng ký giao dịch đảm bảo: Để sử dụng sổ đỏ hoặc sử dụng sổ hồng làm tài sản đảm bảo, ngân hàng cần tiến hành đăng ký thế chấp tài sản. Hợp đồng thế chấp khi công chứng xong sẽ gửi về cơ quan cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký thế chấp. Thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo sẽ có kết quả từ 2-7 ngày kể từ lúc nộp hồ sơ. Sau khi có kết quả đăng ký thế chấp, khoản vay sẽ được ngân hàng giải ngân theo thỏa thuận.
5.2 Vay tiền thế chấp bằng ô tô
Vay thế chấp bằng ô tô là một hình thức vay vốn tại ngân hàng sẽ dành riêng cho đối tượng khách hàng có sở hữu ô tô và hạn mức cho vay cũng dựa trên giá trị của ô tô của người vay tại thời điểm được thẩm định. Người vay phải có trách nhiệm trả góp cả số tiền gốc và tiền lãi hàng tháng tại các chi nhánh ngân hàng đã vay tiền. Thời gian giải ngân theo hình thức vay vốn thế chấp xe ô tô thường từ 3 ngày đến 7 ngày tùy từng hồ sơ vay.
Gói vay vốn thế chấp bằng ô tô sẽ mang đến cho người vay những lợi ích hấp dẫn cụ thể như:
- Người vay vẫn được dùng xe đã thế chấp làm phương tiện đi lại. Ngân hàng sẽ chỉ giữ giấy đăng ký xe bản gốc và sẽ cung cấp cho người vay bản sao đăng ký để người vay có lưu thông trên đường
- Thời hạn cho vay được kéo dài lên đến 6 năm.
- Lãi suất cho vay khá cạnh tranh và hấp dẫn.
- Điều kiện vay, thủ tục vay đơn giản tạo điều kiện thuận lợi cho người vay.
5.3 Vay tiền thế chấp bằng nhà ở
Vay thế chấp ngân hàng để mua nhà trả góp là hình thức mà ngân hàng sẽ hỗ trợ người vay mua nhà trả góp và sẽ sử dụng chính căn nhà đó để làm tài sản thế chấp cho khoản vay. Hạn mức cho thế chấp mua nhà rất cao, có thể lên tới 100% giá trị của căn nhà người vay có ý định mua. Thời gian trả góp sẽ theo tháng, quý hoặc năm, được kéo dài từ 15 năm đến 25 năm.
5.4 Vay bằng giấy phép kinh doanh
Vay tiền thế chấp bằng giấy phép kinh doanh (GPKD) là gói vay ngân hàng dành riêng cho cho đối tượng khách hàng đăng ký hộ kinh doanh cá thể, công ty doanh nghiệp… có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng và muốn sử dụng chính giấy phép kinh doanh dùng làm tài sản thế chấp cho khoản vay.
Vì GPKD không có nhiều giá trị về mặt vật chất, cho nên ngân hàng cũng có thể xem hình thức vay bằng giấy phép kinh doanh là vay tín chấp. Một số ngân hàng hỗ trợ vay bằng GPKD như BIDV, Agribank, Vietcombank, VPBank, …
5.5 Vay tiền thế chấp sổ tiết kiệm
Vay tiền và thế chấp ngân hàng bằng sổ tiết kiệm là cách người đi vay dùng sổ tiết kiệm để làm tài sản thế chấp để vay vốn tại ngân hàng. Với hình thức vay này khách hàng sẽ có thể vay được 100% giá trị của sổ tiết kiệm. Hình thức này có tỉ lệ phê duyệt hồ sơ rất cao. Điều kiện vay bằng sổ tiết kiệm:
- Là công dân Việt Nam, hiện đang có độ tuổi từ 18 tuổi cho tới 60.
- Có hộ khẩu thường trú hoặc cần sổ tạm trú KT3 tại nơi có chi nhánh ngân hàng cho vay.
- Có mức thu nhập cá nhân ổn định, để đảm bảo khả năng trả nợ.
- Có phương án để sử dụng nguồn vốn hợp lý.
- Có tài sản để thế chấp theo quy định.
- Không có nợ xấu CIC tại thời điểm đăng ký vay.
Bộ hồ sơ khi vay người vay đăng ký vay vốn ngân hàng bao gồm:
- CMND/hoặc Thẻ CCCD, hộ chiếu.
- Bản sao sổ hộ khẩu gia đình hoặc sổ tạm trú KT3.
- Giấy đăng ký kết hôn hợp pháp hoặc giấy chứng nhận độc thân.
- Đơn đề nghị vay vốn cấp theo mẫu ngân hàng.
- Hồ sơ chứng minh thu nhập như bảng lương, hợp đồng kinh doanh…
- Hồ sơ để chứng minh phương án sử dụng nguồn vốn vay.
- Bản kế hoạch thanh toán nợ.
- Giấy chứng minh quyền chủ sở hữu tài sản thế chấp.
6. Tầm quan trọng của bảo hiểm vay thế chấp
Việc mua bảo hiểm cho khoản vay tiền thế chấp là một thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện giữa người vay và tổ chức tín dụng trong giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng vay tín dụng. Các gói bảo hiểm bán qua ngân hàng mục đích chính là để đảm bảo cho ngân hàng trước các rủi ro có thể xảy ra với tài sản được thế chấp hoặc với chính cá nhân người vay.
Lấy ví dụ, khi người vay có nhu cầu vay mua ô tô, người vay được ngân hàng cấp tín dụng với điều kiện phải thế chấp bằng chính chiếc ô tô đó và ngân hàng sẽ có quyền xử lý tài sản bảo đảm của người để bù đắp cho khoản vay khi người vay không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, nếu xảy ra rủi ro đối với chiếc xe và người vay không có khả năng thanh toán thì sẽ dẫn đến đến rủi ro ngân hàng không có tài sản để xử lý và qua đó không thu hồi được nợ gốc và các khoản lãi khoản vay. Như vậy, việc đảm bảo an toàn cho chiếc xe thế chấp chính là đảm bảo cho quyền lợi của cả người vay và ngân hàng khi cấp tín dụng và yêu cầu mua bảo hiểm phòng ngừa rủi ro cho tài sản đảm bảo là yêu cầu hoàn toàn chính đáng.
7. Nên vay tín chấp hay vay tiền thế chấp?
Để xác định rằng nên vay tiền tín chấp hay vay bằng hình thức thế chấp thì còn phụ thuộc vào nhu cầu người đi vay. Mục đích của người đi vay là muốn vay bao nhiêu tiền, khả năng chi thanh toán như thế nào… Đồng thời, cũng cần phải cân nhắc thêm một số yếu tố khác liên quan khác.
- Vay tín chấp: Khoản vay dựa trên uy tín của người vay để thực hiện yêu cầu vay tiền. Lãi suất áp dụng sẽ khá cao. Không có nhiều ưu đãi khi người vay tất toán sớm trước hạn. Thời gian vay sẽ ngắn hơn nhưng cũng linh hoạt hình thức thanh toán. Thủ tục vay tiền rất đơn giản, giải ngân cũng rất nhanh chóng. Người vay có thể lựa chọn hình thức thanh toán hàng tháng nhằm giảm bớt áp lực tài chính. Tuy nhiên, với hình thức vay tín chấp mức độ trượt giá được đánh giá là rất cao. Khoản vay đồng thời bị giới hạn, người vay chỉ có thể vay gấp 5 lần lương cá nhân. Hơn nữa đối tượng được vay tiền cũng bị hạn chế khá nhiều. Dễ bị điểm tín dụng xấu nếu không may người vay thanh toán chậm trễ.
- Vay thế chấp: Điều kiện bắt buộc là phải có tài sản thế chấp có giá trị để được duyệt hồ sơ vay vốn. Thời gian vay rất dài. Lãi suất thấp, và sẽ giảm dần tạo điều kiện cho khách hàng vay. Hạn mức vay có thể lên đến hàng trăm thậm chí hàng tỷ đồng. Hạn mức vay sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị của tài sản được thế chấp. Thời gian xét duyệt hồ sơ vay sẽ lâu hơn hình thức vay tín chấp. Khi người vay không thể hoàn trả khoản tiền đã vay thì khả năng mất tài sản là khá cao.
Hai hình thức vay này nhìn chung đều thỏa mãn những nhu cầu tài chính khác nhau nên việc người vay thắc mắc nên vay tín chấp hay vốn nhanh thế chấp thì sẽ hoàn toàn tùy theo hoàn cảnh và nhu cầu.
Nếu người vay vay tiền cho nhu cầu sinh hoạt, vốn vay ít thì nên vay tín chấp vì thủ tục vay rất đơn giản, lãi suất sẽ được tính từng ngày theo số dư nợ giảm dần sẽ có lợi. Nếu người vay muốn vay vốn để đầu tư, mua nhà, hoặc mua xe ô tô thì cần phải vay tiền thế chấp bởi sẽ có hạn mức vay cao, lãi suất sẽ thấp hơn và sẽ được vay vốn dài hạn.
Việc so sánh lợi ích và ưu điểm giữa 2 hình thức vay tín chấp và thế chấp sẽ cung cấp cho người vay có được cách nhìn rõ ràng trước khi quyết định ký hợp đồng vay vốn. Dù đăng ký vay theo hình thức nào thì người vay cũng nên cân nhắc đến khả năng tài chính của cá nhân để đảm bảo cho việc thanh toán đúng hạn.
8. Quy trình vay tiền ngân hàng thế chấp
Phần lớn các ngân hàng thương mại hiện nay tại Việt Nam nhìn chung đều có quy trình cho vay vốn thế chấp giống nhau, với một số bước cơ bản như sau:
- Đăng ký thông tin vay.
- Nhận thông tin tư vấn về lãi suất vay, hồ sơ vay và phương án vay tốt nhất.
- Chuẩn bị hồ sơ vay tiền và ký đề nghị vay thế chấp.
- Thẩm định hồ sơ.
- Xét duyệt hạn mức cho người vay.
- Ký hợp đồng và giải ngân vay.